Chải gặp ông Chiểu đang làm cửu vạn mưu sinh và quyết tâm trưởng thành.
Chải muốn lập nghiệp và đi tìm bố.
Chải vẫn ôm giấc mộng trở thành một ông chủ quán ăn trên Hà Nội.
Cho đến khi tận mắt nhìn thấy ông Chiểu đi làm thuê,
Chải mới chấp nhận sự thật rằng gia đình mình đã phá sản.
Cũng chính biến cố này đã giúp Chải nhận ra rằng mình không thể lông bông dựa vào ông Chiểu mãi được. Chải quyết tâm thay đổi và cùng bố đối diện với khó khăn phía trước.
Liệu rồi trên hành trình trưởng thành của mình, Chải sẽ phải đối mặt với những khó khăn thử thách gì? Đó là những nội dung chính của câu chuyện hôm nay.
Chải gọi điện cho ông Chiểu mãi không được, liền tức giận nói: “Bố, nghe điện thoại đi! Bố có chuyện gì cũng phải nói chứ. Tự nhiên im bặt thế này là sao?” Chải bực bội vứt điện thoại qua một bên, hậm hực vì ông Chiểu không nghe máy. Điều đó đồng nghĩa với việc ước mơ trở thành ông chủ nhà hàng trên phố của Chải sẽ không trở thành sự thật.
Đúng lúc này, Tả hối hả trở về nhà, thở không ra hơi, nói: “Chải ơi, không hay rồi! Chải ơi!”
Chải cau mày: “Có chuyện gì mà mày làm như ma đuổi vậy? Bảo mày đi mua đồ ăn, sao giờ mày mới về? Thế đồ ăn của tao đâu?”
Tả vẫn hoảng hốt: “Trời ơi, ăn uống gì tầm này nữa! Mày có biết tao vừa gặp ai không?”
Chải gõ đầu Tả, nói: “Mày gặp ai? Mày không nói, làm sao mà tao biết?”
Tả thở hổn hển: “Là ông Chiểu, bố của mày đấy!”
Chải cười tươi như bắt được vàng: “Mày gặp bố tao thật à? Bố tao đang ở đâu? Biết ngay là bố tao sẽ không bỏ rơi tao mà. Mau dẫn tao đi gặp bố, nhanh lên!”
Tả ngập ngừng: “Chải, tao nói ra chuyện này, mày phải hết sức bình tĩnh nhé. Nhớ không được kích động, như thế tao mới dám dẫn mày đi.”
Chải sốt ruột: “Có chuyện gì thì nói đi! Mà kể bây giờ có chuyện gì đi chăng nữa, trời có sập xuống thì cũng có bố tao trống lưng rồi. Giấc mơ trở thành ông chủ của tao sắp thành sự thật rồi. Tao sắp đổi đời rồi, Tả ơi! Lần này tao sẽ quyết tâm thay đổi, tu chí làm ăn để mọi người hết xem thường tao!”
Thấy Chải mơ mộng, Tả liền nói: “Không phải là như thế! Mày làm ơn nghe tao nói có được không? Đúng là tao gặp bố mày thật, nhưng bố mày không còn là đại gia phố núi giống ngày trước nữa, mà bây giờ bố mày là cửu vạn chuyên kéo trái cây thuê cho người ta kia kìa!”
Chải nghe Tả nói như người ngã xuống vực sâu, liền túm cổ áo Tả, nói: “Mày nói cái gì cơ? Mày đang đùa tao đúng không? Làm sao có chuyện như thế được? Mày lừa tao đúng không? Tao không tin! Đưa tao đi gặp bố tao ngay!”
Tả bực mình nói: “Khổ lắm! Tao đùa mày làm gì? Tao đi mua một ít trái cây thì gặp một người rất giống bố mày đang kéo trái cây ở chợ. Tao liền đuổi theo thì tận mắt chứng kiến bà chủ đưa tiền xe cho bố mày. Mày không tin, tao dẫn mày đi, nhưng có điều tao sợ bố mày không muốn mày nhìn thấy ông ấy như vậy đâu.”
Chải sửng sốt nói: “Ông ấy đang ở đâu?”
Nhìn thái độ của Chải, Tả không dám nói thêm bất cứ điều gì, vội dẫn Chải đi gặp ông Chiểu. Chải đến nơi, thấy ông Chiểu đang ngồi trên chiếc xe kéo hàng, quần áo bẩn thỉu rách rưới, đầu đội chiếc mũ lá, chán nản chảy mồ hôi. Chải liền chạy lại, nói: “Bố! Tại sao bố lại giấu con?”
Ông Chiểu đang uống chai nước để lấy lại sức, nhìn thấy bóng dáng con trai, vội che mặt bỏ chạy. Chải liền hét lên: “Bố định tránh mặt con đến bao giờ? Có phải đây là lý do bố không nghe điện thoại của con không? Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Tại sao bố lại ra nông nỗi này hả bố? Tại sao bố lại giấu con?”
Ông Chiểu biết không thể trốn tránh mãi, liền quay lại nói: “Chải, bố xin lỗi. Bố thất bại rồi, mất hết tất cả rồi con ạ.”
Chải nhờ Tả đi mua cho ông Chiểu một nắm xôi. Ông Chiểu vội vàng ngăn ngược, nhưng Chải đau lòng nói: “Bố ăn từ từ thôi. Bố nhịn từ sáng giờ đấy à?”
Ông Chiểu xúc động, ho sặc sụa. Chải vỗ lưng cho ông Chiểu, hỏi han: “Bố sao thế? Bố ăn nhẹ thôi.”
Ông Chiểu lắc đầu, mắt rưng rưng nhìn Chải, nói: “Không, bố vui vì thấy mày lo cho bố. Có lẽ đây là bữa cơm ngon nhất mà bố từng được ăn.”
Chải gượng cười: “Đấy không phải là lỗi của bố, là lỗi của con. Bao nhiêu năm qua con đã không phụ giúp được gì cho bố, đã thế còn ăn chơi lêu lổng, khiến bố phiền lòng. Mọi người nói đúng, con chỉ biết ăn bám, tiêu tiền dựa hơi của bố thôi. Không có bố, con chẳng làm được trò gì hết.”
Ông Chiểu đau lòng nói: “Chải, con đừng nói như vậy. Dù có đói, có khổ, bố cũng sẽ cố gắng tìm ra bọn đã lừa đảo bố. Bố sẽ lấy lại tất cả những gì đã mất. Nhưng con hãy cho bố thêm thời gian nhé.”
Chải cau mày nói: “Bố, bố đừng như thế nữa. Bố hãy chấp nhận sự thật đi ạ. Sai thì mình làm lại, có gì đâu ạ. Mình sẽ bắt đầu lại từ đầu, coi như từ hai bàn tay trắng. Chẳng phải trước đây bố cũng một mình làm nên cơ nghiệp này cơ mà. Sao giờ có thêm con nữa, bố lại sợ?”
Ông Chiểu thở dài: “Bố sợ không lo được cho mày đầy đủ. Bố sợ mày sẽ khổ giống bố. Hai tên lừa đảo bọn nó đã trốn biệt tăm rồi. Nhưng bố không chấp nhận, bố tin rằng dù chỉ cần 1% nhưng chỉ cần bố cố gắng, vẫn còn hơn để mày khổ. Nhưng số tiền mà bố dành dụm để cầm cự trong lúc đi tìm bọn chúng đã bị cướp mất rồi. Cực chẳng đã, bố mới phải đi làm thuê, cầm cự qua ngày. Bố nghĩ ở cái chợ này, nhiều người tứ xứ, có khi bố lại nghe ngóng được tin tức gì của bọn nó. Bố cũng định khi nào khả quan hơn sẽ gọi cho mày, không ngờ lại gặp nhau sớm thế.”
Chải tức giận nói: “Bố, rốt cuộc trong mắt bố, con chỉ là thằng ăn hại, ăn bám thôi đúng không? Bố lên tận Hà Nội nhưng lại không liên lạc với con. Bố bị bọn chúng làm ra nông nỗi này cũng không nói một lời cho con biết. Con là con của bố mà! Tại sao chúng ta không ngồi lại với nhau rồi cùng tìm cách giải quyết? Bố định để con mang tiếng là thằng bất hiếu à?”
Ông Chiểu xúc động nói: “Thế bây giờ mày nói bố phải làm thế nào? Ở quê, bố nợ dân bản nhiều như thế, làm sao bố còn mặt mũi trở về? Thà để mày trên này cho đỡ khổ còn hơn.”
“Không! Con không muốn trốn tránh hèn nhát như vậy! Con sẽ cùng bố đối mặt với tất cả khó khăn phía trước. Bây giờ chúng ta về quê xin lỗi mọi người, bán hết nhà cửa đất đai để trả nợ. Còn đâu, xin mọi người…”